Trang chủ Thị trường Áp lực nguồn cung cao khiến giá gạo Việt Nam giảm, Ấn Độ tăng nhẹ

Áp lực nguồn cung cao khiến giá gạo Việt Nam giảm, Ấn Độ tăng nhẹ

bởi Linh

Thị trường gạo xuất khẩu châu Á tuần qua chứng kiến sự trái ngược giữa các nước. Trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm do nguồn cung dồi dào, thì giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ lại tăng nhẹ nhờ nhu cầu cải thiện.

Giá gạo xuất khẩu tại hầu hết các quốc gia xuất khẩu hàng đầu châu Á đều giảm trong tuần qua. Nguyên nhân chính là do nhu cầu liên tục suy yếu trong khi nguồn cung ngày càng tăng.

Theo số liệu từ Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, giá lúa khô IR50404 tại Hậu Giang là 7.900 đồng/kg, Vĩnh Long duy trì ở mức 6.600 đồng/kg; Tiền Giang 6.300 đồng/kg; Đồng Tháp là 6.600 đồng/kg. Với OM18, tại Cần Thơ là 7.300 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg; Tiền Giang là 6.700 đồng/kg, Hậu Giang là 8.000 đồng/kg.

Giá lúa Jasmine tại Cần Thơ là 8.400 đồng/kg; Tiền Giang là 7.000 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Với lúa OM5451, tại Hậu Giang là 8.000 đồng/kg; Cần Thơ là 6.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; Trà Vinh là 7.400 đồng/kg.

Bốc xếp gạo xuất khẩu

Bốc xếp gạo xuất khẩu

Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 387 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức 388 USD/tấn tuần trước. Hoạt động mua hàng trầm lắng và nguồn cung cao hơn cũng gây áp lực lên giá gạo của Thái Lan.

Ngược lại, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã rời khỏi mức thấp nhất trong hai năm nhờ nhu cầu cải thiện. Loại gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức từ 380-386 USD/tấn, tăng so với mức từ 378-384 USD/tấn tuần trước.

Ông Himanshu Agrawal, Giám đốc điều hành công ty xuất khẩu gạo Satyam Balajee, cho biết đồng rupee yếu đang hỗ trợ phần nào cho gạo Ấn Độ. Ông nhận thấy nhu cầu gạo đang có dấu hiệu phục hồi.

Tính đến ngày 1/6, trữ lượng gạo của Chính phủ Ấn Độ, bao gồm cả lúa chưa xay xát, đạt mức kỷ lục 59,5 triệu tấn, vượt xa mục tiêu 13,5 triệu tấn của chính phủ cho ngày 1/7.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng giảm từ mức 398 USD/tấn hồi tuần trước xuống còn 397 USD/tấn, do đồng baht mạnh lên và nhu cầu yếu.

Trong khi đó, thị trường nông sản Mỹ chứng kiến giá lúa mỳ giao kỳ hạn trên Sàn giao dịch Chicago (CBOT) tăng vọt hơn 4% do lo ngại về thời tiết ở một số khu vực của Mỹ và châu Âu.

Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 7/2025 giảm mạnh 147 USD/tấn xuống còn 3.887 USD/tấn. Các kỳ hạn sau đó cũng giảm tương tự.

Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giảm

Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giảm

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2025 giảm thêm 7,25 xu/lb xuống 315.05 xu/lb. Tại thị trường trong nước, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giảm thêm 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng chung về mức 95.500-96.000 đồng/kg.

Tính chung cả tuần, giá cà phê nội địa mất hơn 17.000 đồng/kg, tương đương gần 15% giá trị. Đây là tuần sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu năm.

Thị trường cà phê đang chịu tác động từ lo ngại nhu cầu yếu dần trong nửa cuối năm, cùng với tâm lý chốt lời khi giá đã tăng nóng hồi tháng 4-5/2025.

Có thể bạn quan tâm