Trang chủ Tiêu dùng Bộ Công Thương đề xuất phạt nặng sản xuất, buôn bán hàng giả: Tối đa 400 triệu đồng

Bộ Công Thương đề xuất phạt nặng sản xuất, buôn bán hàng giả: Tối đa 400 triệu đồng

bởi Linh

Đề xuất tăng mạnh phạt tiền với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường quản lý thị trường.

Phòng Nghiệp vụ Quản lý thị trường kiểm tra và thu giữ hàng giả

Kiểm tra hàng giả tại Saigon Square

Trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công Thương đang lấy ý kiến, mức phạt tiền tối đa cho các vi phạm trong lĩnh vực này được đề xuất là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt này áp dụng cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, đặc biệt là các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, thiết bị y tế.

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất tăng mức phạt tiền cho các hành vi làm hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, thay vì phạt từ 30-50 triệu đồng, mức phạt mới đề xuất là từ 70-100 triệu đồng.

Đối với các hành vi sản xuất hàng giả hoặc nhập khẩu hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế…, mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt quy định trên.

Hình thức xử phạt bổ sung

Bên cạnh các biện pháp như phạt tiền, dự thảo cũng đề xuất các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng. Ngoài ra, tang vật vi phạm sẽ bị tịch thu, tiêu hủy và người vi phạm buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Có thể bạn quan tâm