Trang chủ Dân sinh Đề xuất hợp nhất chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và nông thôn mới giai đoạn 2026-2035

Đề xuất hợp nhất chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và nông thôn mới giai đoạn 2026-2035

bởi Linh

Ngày 20/6/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thông tin về kết quả thực hiện hai chương trình gồm: chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Hai chương trình này là trụ cột trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân, thu hẹp khoảng cách vùng miền, và thúc đẩy phát triển toàn diện khu vực nông thôn.

Kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, cho biết sau 5 năm triển khai, chương trình đã đạt nhiều kết quả tích cực và toàn diện, cơ bản hoàn thành toàn bộ các mục tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao.

Tính đến hết tháng 5/2025, tổng nguồn lực huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới của cả nước giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 3,7 triệu tỷ đồng.

Tính đến nay, cả nước đã có 6.084/7.669 xã (79,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 10,6% so với cuối năm 2021.

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Giảm nghèo bền vững: Kết quả ấn tượng

Với chương trình giảm nghèo bền vững, ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, cho biết trong giai đoạn 2021-2025, tổng vốn ngân sách Trung ương phân bổ là hơn 44,6 nghìn tỷ đồng, và ngân sách địa phương gần 2.883 tỷ đồng.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều bình quân giảm 1,03%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo

Ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo

Sử dụng hiệu quả nguồn lực, lấy người dân làm trung tâm

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng, những kết quả trên không chỉ là những con số ấn tượng, mà còn là minh chứng cho tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” – một thông điệp nhất quán và nhân văn mà Đảng và Chính phủ luôn kiên định theo đuổi.

“Mỗi ngôi nhà, mỗi công trình hạ tầng, mỗi mô hình sinh kế được hình thành là thêm một cơ hội để người dân vùng khó tiếp cận với cuộc sống tốt đẹp hơn”, Thứ trưởng bày tỏ.

Thứ trưởng cũng thông tin về định hướng quan trọng sắp tới, đó là đề xuất hợp nhất hai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững thành một chương trình thống nhất trong giai đoạn 2026-2035.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng

“Quan điểm chung là chúng ta sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất. Việc hợp nhất không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tinh gọn bộ máy, mà còn thể hiện rõ quan điểm phát triển lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng”, Thứ trưởng Võ Văn Hưng chia sẻ.

Về định hướng trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và địa phương nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2026-2030.

Có thể bạn quan tâm