Trang chủ Dân sinh Hiện trạng giáo dục Việt Nam: Một góc nhìn kinh tế học sâu sắc

Hiện trạng giáo dục Việt Nam: Một góc nhìn kinh tế học sâu sắc

bởi Linh

Giáo dục không chỉ là một chính sách xã hội mà còn là một khoản đầu tư có lợi suất lâu dài. Mỗi năm học thêm trung bình sẽ làm tăng từ 8% đến 10% thu nhập của người lao động. Chất lượng giáo dục quyết định năng suất lao động, khả năng tiếp thu công nghệ và mức độ sáng tạo đổi mới – tất cả những yếu tố then chốt cho tăng trưởng GDP bền vững.

Theo báo cáo “Vietnam’s Human Capital” của Ngân hàng Thế giới (2020), giáo dục chính là lý do khiến chỉ số vốn con người (Human Capital Index – HCI) của Việt Nam vượt lên trên các quốc gia có thu nhập tương đương và là nền tảng để quốc gia chuyển dịch sang nhóm thu nhập trung bình cao trong thập kỷ tới.

Từ vốn con người đến tăng trưởng dài hạn

Nếu giáo dục tiếp tục bị điều hành như một đơn vị hành chính sự nghiệp, phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính, thiếu cạnh tranh, thiếu minh bạch và không gắn với kết quả đầu ra, thì mọi kỳ vọng về đột phá nguồn nhân lực đều sẽ trở thành ảo tưởng.

Ngược lại, nếu cải cách được thực hiện một cách thực chất, từ quản trị đại học, cơ chế tài chính, đến đổi mới giáo dục nghề và tích hợp công nghệ, thì chính giáo dục có thể trở thành đòn bẩy lớn nhất để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

TS. Vũ Hoàng Linh.

TS. Vũ Hoàng Linh

Phân bổ nguồn lực giáo dục – Hiệu quả hay hình thức?

Không chỉ là câu chuyện “bao nhiêu tiền”, mà là “chi vào đâu”. Một tỷ trọng lớn chi tiêu giáo dục của Việt Nam vẫn tập trung vào lương và chi thường xuyên, trong khi đầu tư cho nội dung, thiết bị học tập và cải tiến chương trình giảng dạy còn hạn chế.

Cơ chế ngân sách hiện hành vẫn chủ yếu theo lối “bình quân chia đều” theo đầu người hoặc địa bàn, thiếu các tiêu chí gắn với hiệu quả đầu ra, chất lượng học tập hay khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Bất bình đẳng trong giáo dục và chi phí cơ hội xã hội

Dưới góc nhìn kinh tế học, giáo dục là một công cụ mạnh mẽ để điều tiết bất bình đẳng thu nhập và tạo ra cơ hội vươn lên cho các nhóm yếu thế.

Nhiều trường học tại Kon Tum, Lai Châu hay Hà Giang phải dạy ghép lớp do thiếu giáo viên, trong khi tỷ lệ học sinh/lớp ở các trường tư thục tại TP.HCM và Hà Nội lại ở mức thấp đáng kể, tạo điều kiện học tập tốt hơn nhiều.

Thiếu hụt kỹ năng và khủng hoảng chất lượng nhân lực đại học, nghề

Trong khi tỷ lệ học đại học tại Việt Nam còn ở mức thấp, một nghịch lý khác lại đang diễn ra: tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, hoặc “thừa bằng, thiếu năng lực” đã trở thành vấn đề nhức nhối của thị trường lao động.

Cũng theo Báo cáo Nguồn nhân lực Việt Nam 2023 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (trước đây) công bố, gần 40% sinh viên tốt nghiệp đại học phải làm trái ngành hoặc ở vị trí không đòi hỏi bằng cấp tương đương.

Chuyển đổi số trong giáo dục – Cơ hội và cạm bẫy của kỷ nguyên AI

Chuyển đổi số trong giáo dục từng được kỳ vọng là bước nhảy vọt giúp Việt Nam vượt qua những rào cản truyền thống về cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy và khoảng cách vùng miền.

Việc thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục cần được nhìn nhận như một khoản đầu tư sinh lời cao, chứ không chỉ là trách nhiệm xã hội.

Gợi ý cải cách giáo dục từ góc nhìn kinh tế học

Nếu nhìn toàn cảnh hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, từ bất bình đẳng, phân bổ nguồn lực, chất lượng nhân lực cho tới thách thức chuyển đổi số, có thể thấy rõ một điểm chung: vấn đề không nằm ở sự thiếu cố gắng cá nhân, mà ở năng lực thể chế giáo dục còn yếu.

Cần một tư duy hoàn toàn mới: chuyển từ truyền đạt kiến thức sang dẫn dắt khám phá; từ dạy đại trà sang học tập cá nhân hóa; từ chương trình cứng sang lộ trình linh hoạt.

Có thể bạn quan tâm