QR code – Công cụ hữu ích bị lạm dụng?
Nhiều người tiêu dùng tại TP HCM phản ánh về việc các sạp bán trái cây dán tem QR code để chứng minh nguồn gốc sản phẩm, nhưng khi quét mã, không có thông tin hoặc dẫn đến trang không liên quan. Điều này gây lo ngại về việc lạm dụng QR code để lừa dối người tiêu dùng.
Chị Nguyễn Thị Huyền (quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết khi mua trái cây, chị thấy các sạp bày bán táo Mỹ, cam Úc, lê nâu Hàn Quốc với tem QR code rõ ràng dán trên bao bì. Tuy nhiên, khi quét mã, chị không thể truy xuất được bất kỳ thông tin nào.
[Caption align=”aligncenter” width=”650″] Lê nâu được bày bán tại các chợ với tem QR code giả.[/caption]
Ghi nhận tại các chợ trên địa bàn TP HCM, hầu hết các gian hàng trái cây đều bày bán các mặt hàng được giới thiệu là trái cây nhập khẩu kèm tem QR code dán trên bao bì. Tuy nhiên, khi phóng viên quét thử mã QR trên một số sản phẩm, kết quả hoặc không hiển thị thông tin hoặc dẫn đến trang lỗi.
Ông Phuong Andy Tran, đại diện Công ty TNHH Công nghệ Sài Gòn, nhận định việc dán tem QR code tràn lan nhưng không bảo đảm khả năng truy xuất đang đặt người tiêu dùng vào thế rủi ro. Nhiều sản phẩm có mã QR nhưng không truy ra được thông tin nguồn gốc, nơi sản xuất hay đơn vị nhập khẩu.
Để bảo vệ người tiêu dùng, ông Tran đề nghị cần siết chặt quản lý đối với các sản phẩm dán mã QR không minh bạch, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình đánh tráo niềm tin bằng tem mác ảo.
TS Đào Hà Trung – Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP HCM, cho rằng tem truy xuất nguồn gốc không đồng nghĩa với việc sản phẩm đó bảo đảm chất lượng hay an toàn thực phẩm. Đây chỉ là công cụ hỗ trợ việc quản lý.
Nếu không thể truy vết được đường đi của thực phẩm, sẽ rất khó để quản lý chất lượng. Trong trường hợp xảy ra sự cố, hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử giúp việc thu hồi sản phẩm nhanh chóng hơn.