Trang chủ Tiêu điểm Nhà ở xã hội – ‘Cầu nối’ cho người trẻ đến với ‘an cư lạc nghiệp’

Nhà ở xã hội – ‘Cầu nối’ cho người trẻ đến với ‘an cư lạc nghiệp’

bởi Linh

Trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội

Ngày 26/6, Báo Thanh tra tổ chức Hội thảo “Đòn bẩy tài chính hiệu quả – Người trẻ sở hữu nhà”. Tại sự kiện, Luật sư Trương Anh Tuấn (Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam) nhấn mạnh rằng bất động sản, đặc biệt là nhà ở xã hội, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy phân khúc nhà ở xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Từ năm 2021 đến nay, cả nước mới triển khai 679 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 623.051 căn, đạt khoảng 48% mục tiêu đề ra đến năm 2025.

Một trong những nguyên nhân chính là các địa phương chưa tích hợp chỉ tiêu nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và 5 năm, cùng với đó là hàng loạt vướng mắc về cơ chế và chính sách chưa được giải quyết.

Phó Tổng Biên tập Báo Thanh tra Chu Văn Thủy

Phó Tổng Biên tập Báo Thanh tra Chu Văn Thủy

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, điểm nghẽn đầu tiên là cơ chế ưu đãi chưa đủ hấp dẫn. Việc quy định lợi nhuận 10% cho nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội được cho là quá thấp trong bối cảnh chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công liên tục biến động.

Ngoài ra, nhiều dự án bị chậm tiến độ do vướng mắc pháp lý, chưa được địa phương hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng. Một số tỉnh thành chưa ban hành chính sách hỗ trợ nhà đầu tư như bố trí ngân sách cho bồi thường, tái định cư, hoặc hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu.

Luat su Truong Anh Tuan cho rằng, không chỉ doanh nghiệp, người dân thu nhập thấp cũng khó tiếp cận vốn vay ưu đãi do vướng mắc trong điều kiện chứng minh tài chính.

Hội thảo “Đòn bẩy tài chính hiệu quả - Người trẻ sở hữu nhà”.

Hội thảo “Đòn bẩy tài chính hiệu quả – Người trẻ sở hữu nhà”.

Sự quan tâm từ cơ quan chức năng

Nhà ở xã hội dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã nhận được sự quan tâm lớn từ cơ quan chức năng trong những năm gần đây. Bà Hà Thu Giang (Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) nhấn mạnh rằng phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp là chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Ths. Hà Quang Hưng (Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng) đánh giá rằng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội đã đạt kết quả tích cực.

TS Nguyễn Trí Hiếu (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường Tài chính – Bất động sản Toàn Cầu) đề xuất một số biện pháp tăng cường nguồn cung nhà ở xã hội, bao gồm triển khai nghiêm túc Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội: ‘Cứu cánh’ của người trẻ

Nhà ở xã hội: ‘Cứu cánh’ của người trẻ

Hỗ trợ từ ngân hàng

Bà Hà Thu Giang cho biết Ngân hàng Nhà nước có nhiều chỉ đạo hỗ trợ người thu nhập thấp, người trẻ mua nhà. Agribank là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ với chương trình cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội dành cho khách hàng cá nhân dưới 35 tuổi.

Chương trình cho vay của Agribank có nhiều ưu điểm như lãi suất ưu đãi trong 15 năm, tài sản đảm bảo linh hoạt, mức cho vay tối đa 100% nhu cầu vốn của khách hàng, và thủ tục đơn giản.

Đến nay, Agribank đã phê duyệt 16 dự án nhà ở xã hội với tổng số tiền phê duyệt là 4.814 tỷ đồng và đã cho vay 7 chủ đầu tư và 312 khách hàng với tổng số tiền giải ngân lũy kế từ đầu chương trình là 1.298 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm